Top 5 bài bổ trọ kỹ năng hữu ích cho người mới bắt đầu tập bơi



Bơi lội là môn thể thao hiệu quả giúp ta giải tỏa những căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên nhiều người có tâm lý muốn nhanh chóng chinh phục bộ môn này khiến các hiệu quả đạt được không như mong muốn.Với nhiều động tác bơi lội luôn đòi hỏi con người tập trung để có thể thực hiện nhuần nhuyễn.

5 bài tập dưới đây tuy cơ bản nhưng có tính chất rất quan trọng dối với những người bắt đầu, vì vậy bạn không nên bỏ qua.

Bài tập nín thở dưới nước
Động tác này là động tác cơ bản và quan trọng nhất đối với môn thể thao, nếu muốn dễ dàng vận động và điều hòa nhịp thở dưới nước thì cân tập luyện bài tập này thật tốt.Hãy cố gắng kéo dài thời gian nín thở dưới nước từ 10-15 giây bằng cách lấy một hơi thật dài sau đó ngụp xuống mặt nước, bạn có thể dùng ta giữ ở thành bể để đảm bảo an toàn trong động tác này hoặc với sự giúp đỡ của các huấn luyện viên.

Hít, thở dưới nước
Hít thở dưới nước và hít thở trên cạn hoàn toàn khác nhau, để có thể thở được trong nước bạn cần nắm được một vài kiến thức và phải bỏ thời gian ra để rèn luyện cho nhuần nhuyễn.

Dùng 2 tay bám vào thành bể, lấy một hơi thật sâu và ngụp xuống nước, cố gắng giữ tinh thần thư thái để cơ thể được thả lỏng. Nếu không có huấn luyện viên hãy chọn vị trí an toàn cạnh thành bể, có thể nắm tay vào thành để cơ thể chìm xuống nước hoặc co gối gập người lại, sau khi hít 1 hơi sâu thì úp mặt xuống nước.

Dùng mũi thở ra từ từ dưới mặt nước rồi ngoi lên lấy hơi bằng miệng, sở dĩ lấy hơi bằng miệng vì nó giúp lấy được một lượng hơi lớn hơn và tốt hơn cho việc học bơi của bạn.

Bài tập nổi
Những bạn mới bắt đầu sẽ cảm thấy sợ hãi bởi luôn bị chìm dưới nước, tuy nhiên sư thật rằng ai cũng có thể nổi trên mặt nước nếu luyện tập đúng cách.

Chọn nơi có mực nước tới khoảng ngang ngực bạn, lấy hơi dài rồi ngụp xuống dưới, thả lòng tinh thần và cơ thể cho tới khi cảm thấy đang bắt đầu nổi lên mặt nước thì duỗi thăng tay chân, thực hiện động tác này nhiều lần sẽ giúp bạn nổi trong nước.

Tập lướt trên mặt nước
Việc bơi sẽ ngày càng tiến bộ nếu động tác này được thực hiện nhuần nhuyễn.

Vị trí thích hợp là những nơi có mực nước thấp, thông tường sẽ đến bụng hoặc ngực là tốt nhất tùy với chiều cao của mỗi người, tạo tư thế mũi nhọn với hay tay chắp vào nhau và kẹp vào hai bên tai đồng thời duỗi tahwrng về phía trước.

Tư thế này sẽ giúp giảm lực nước tác động lên cơ thể, vận động trong nước cũng dễ dàng hơn.

Đạp mạnh vào thành bể lấy đà phóng mình về phía trước và duỗi thẳng chân. Khi đó, thân bạn sẽ nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước, nếu chưa quen bạn có thể dùng sự trợ giúp của phao và thực hiện như trên.

Đứng dưới nưới
Đây là động tác bổ trợ trong trường hợp bạn muốn đứng lên khi đang lướt nước.

Để thực hiện động tác này bạn cần sử dụng cả tay và chân, sau khi co hai chân về trước ngực hãy kéo hay tay về phía sau và bắt đầu quạt nước, khi lấy lại được tư thế thăng bằng thì đứng lên.

Hy vọng với những bài tập đơn giản ở trên sẽ giúp bạn nhanh chóng chinh phục được môn thể thao dưới nước này.

Học bơi khá đơn giản nếu như bạn biết các điều kiện cơ bản nhất để bắt đầu, trước hết là bạn phải có các bước chuẩn bị và thao tác được một vài động tác cơ bản. Do đó bạn sẽ như có một sức mạnh đầy tự tin để thể hiện mình trong các buổi học bơi với những động tác gần như là phổ biến nhất.

Chi tiết các thao tác chuẩn bị dành cho bạn có một buổi học bơi thành công:
+Dụng cụ cần thiết khi đi bơi
Kính bơi: trong khi bơi lội không phải ai cũng có khả năng, kĩ năng định hướng đường bơi dưới nước một các dễ dàng, bởi vậy việc trang bị kính bơi rất cần thiết để xác định hướng, ngoài ra còn bảo vệ mắt dưới nước hồ bơi thường có clo, tránh bị vướng tóc, tuy nhiên cần lựa chọn kính phù hợp kích thước độ tuổi.

Mũ bơi: vừa tránh vướng tóc cản trở tầm nhìn khi bơi lại giúp mái tóc hạn chế sự tiếp xúc với nước bể bơi.

Quần áo bơi: chọn quần áo bơi phù hợp với vóc dáng, gọn gàng, thoải mái tự tin khi thực hiện các động tác bơi lội.

Phao tay, phao lưng: để tránh đuối nước cho những bạn mới học và hỗ trợ tích cực tập các động tác búng chân, vẫy chân,… giữ thăng bằng cho bạn trên mặt nước.

Hãy chuẩn bị đầu đủ mọi thứ để sẵn sàng học bơi ngay bây giờ nhé!

+Động tác khởi động.
Bạn phải khởi động kĩ cổ tay, cổ chân, vung tay, giãn cơ hoặc chạy 1 vòng quanh hồ bơi giúp tăng sự dẻo dai, bền sức, tránh chuột rút đuối nước khi vào bơi.

+Các kĩ thuật cơ bản trong bơi lội
Động tác tiếp xúc nước: bước tới vùng nước ngang ngực tự do vùng vẫy thoải mái rồi bám men theo thành hồ đến chỗ nước sâu ngang tầm cổ để luyện cách giữ hơi thở dưới nước bằng động dạy bơi bướm kỹ thuật bơi bướm cơ bản tác nhẹ nhàng nín thở và ngụp đầu lên xuống theo độ sâu và thời gian tăng dần.

Động tác thở nước: đây là động tác thực hiện học bơi cơ bản nhưng rất quan trọng nhằm mục tiêu giữ nhịp độ đều đặn và hoàn thiện tư thế khi bơi.

Thực hiện động tác ở tầm nước ngang ngực, đứng sát thành bể bơi để tay bám thành, hít vào một hơi thật sâu qua miệng rồi ngồi lặn trong nước, tiếp đó giữ hơi và thở dần từ từ ra bằng mũi, gần hết nổi lên lấy hơi tiếp theo. Lặp đi lặp lại động tác thở nước đến khi thuần thục, cảm thấy thở dễ dàng.

Động tác nổi cân bằng trên mặt nước: để thực hiện tư thế này, bạn hít hơi sâu rồi nín thở lặn xuống nước và ôm hai đầu gối sát ngực giữ yên cho người nổi lên, sau đó duỗi thẳng tay chân và người đến khi hết hơi, khi bạn nằm úp cân bằng trên mặt nước được là thành học bơi đứng công.

Động tác nằm ngửa cân bằng trên nước: trước tiên bạn hít hơi vào và nhắm mắt lại, nín thở rồi nhẹ nhàng ngả người ngửa ra phía sau rồi duỗi thẳng sang ngang hai bên cả hai chân và tay, thả lỏng người cho đến khi thở đều hết hơi.

Động tác lướt nước: bạn đứng sát bên thành hồ tại mực nước nông, chắp hai bàn tay lại vào nhau hướng như mũi tên rồi duỗi thẳng hai cánh tay ép sát vào hai bên tai; dạy bơi cho bé hcm ngồi khụy gối; tiếp đó hít vào hơi dài và nít thở, nhún đẩy chân ra khỏi thành hồ bơi, duỗi thẳng chân và bàn chân để toàn cơ thể được duỗi thẳng lướt trên bề mặt nước, điều chỉnh hơi thở ra dần đều đến khi hết thì đứng dậy tiếp tục lặp lại động tác đến khi thực hiện thuần thục.

Động tác vẫy chân dưới nước: với kỹ thuật trong kiểu bơi sải hoặc bơi ngửa bạn sẽ thực hiện tương tự như tư thế động tác lướt nước nhưng thay vì duỗi chân thẳng ra, bạn sẽ đập đều cả hai chân lên xuống nhịp nhàng để các cơ từ mông xuống ngón chân vận động một cách tự nhiên, khi đó bạn sẽ thấy cơ thể di chuyển được một đoạn so với vị trí lúc đầu. Với kiểu bơi bướm bạn sẽ thực hiện: dập đều toàn bộ cơ thể uốn lượn nhịp nhàng từ ngực xuống tới bàn chân, hai chân sẽ giữ cùng một nhịp với nhau. Bạn nên luyện tập động tác này thành thạo bên thành bể bơi và vịn tay vào thành bể tránh đuối sức.

Động tác chèo tay: bạn sẽ kết hợp tay ra chèo từ trước ra thẳng về phía sau nhịp nhàng sát thân lúc thực hiện động tác lướt nước và vẫy chân, thực hiện thành công bạn sẽ di chuyển được một khoảng cách rất xa so với những động tác trên.

Với những hướng dẫn cơ bản trên, chắc chắn khi thực hiện đúng và chính xác bạn sẽ biết bơi những bước căn bản để dần dần có thể đi sâu vào những kiểu bơi chuyên nghiệp khác đòi hỏi kĩ năng khó hơn cũng vừa rèn luyện sức khỏe dẻo dai hay tránh được tình trạng hoảng loạn đuối nước khi rơi vào khu vực nước sâu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *